Lời nói đầu

TCVN 8826:2011 được chuyển đổi từ TCXDVN 325:2004 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8826:2011 do Hội Công nghiệp Bê tông Việt Nam biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

PHỤ GIA HÓA HỌC CHO BÊ TÔNG

Chemical admixtures for concrete

Nội dung chính

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng cho 7 loại phụ gia hóa học dùng cho bê tông xi măng poóc lăng gồm:

– Phụ gia hóa dẻo giảm nước, ký hiệu loại A;

– Phụ gia chậm đông kết, ký hiệu loại B;

– Phụ gia đóng rắn nhanh, ký hiệu loại C;

– Phụ gia hóa dẻo – chậm đông kết, ký hiệu loại D;

– Phụ gia hóa dẻo – đóng rắn nhanh, ký hiệu loại E;

– Phụ gia siêu dẻo (giảm nước mức cao), ký hiệu loại F;

– Phụ gia siêu dẻo – chậm đông kết, ký hiệu loại G.

1.2. Các loại phụ gia như: phụ gia cuốn khí, phụ gia kị nước, phụ gia trương nở, phụ gia bền sulfat, v.v… không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 2682:2009Xi măng poóc lăng – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 3105:1993, Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng – Lấy mẫu, chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.

TCVN 3106:1993, Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp thử – Phương pháp xác định độ sụt

TCVN 3111:1993, Hỗn hợp bê tông nặng – Phương pháp thử – Phương pháp xác định hàm lượng bọt khí.

TCVN 3117:1993, Bê tông nặng – Phương pháp thử – Phương pháp xác định độ co.

TCVN 3118:1993, Bê tông nặng – Phương pháp thử – Phương pháp xác định cường độ nén.

TCVN 3119:1993, Bê tông nặng – Phương pháp thử – Phương pháp xác định cường độ kéo khi uốn.

TCVN 4506, Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 5117:1990, Bao gói – Bao đựng bằng giấy – Thuật ngữ và kiểu.

TCVN 6405:1998, Bao bì – Ký hiệu bằng hình vẽ cho bao bì vận chuyển.

TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.

TCXDVN 329:2004*, Bê tông và vữa xây dựng – Phương pháp xác định độ pH.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ trong tiêu chuẩn này được định nghĩa như sau:

3.1. Phụ gia hóa học (Chemical admixtures)

Chất được đưa vào mẻ trộn trước hoặc trong quá trình trộn với một liều lượng nhất định (không lớn hơn 5 % khối lượng xi măng), nhằm mục đích thay đổi một số tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông.

3.2. Phụ gia hóa dẻo giảm nước (Water-reducing admixtures)

Chất phụ gia làm tăng độ sụt của hỗn hợp bê tông khi giữ nguyên tỉ lệ Nước/Xi măng, hoặc làm giảm lượng nước trộn mà vẫn giữ nguyên độ sụt của hỗn hợp bê tông, bê tông có cường độ cơ học cao hơn.

3.3. Phụ gia chậm đông kết (Retarding admixtures)

Phụ gia làm giảm tốc độ phản ứng giữa xi măng và nước, do đó kéo dài thời gian đông kết của bê tông.

3.4. Phụ gia đóng rắn nhanh (Accelerating admixtures)

Phụ gia làm tăng nhanh tốc độ phản ứng ban đầu giữa xi măng và nước, do đó rút ngắn thời gian đông kết của bê tông và làm tăng cường độ của bê tông ở tuổi ngắn ngày.

3.5. Phụ gia hóa dẻo – chậm đông kết (Water-reducing and retarding admixtures)

Phụ gia kết hợp được các chức năng của phụ gia hóa dẻo (3.2) và phụ gia chậm đông kết (3.3).

3.6. Phụ gia hóa dẻo – đóng rắn nhanh (Water-reducing and accelerating admixutres)

Phụ gia kết hợp được các chức năng của phụ gia hóa dẻo (3.2) và phụ gia đóng rắn nhanh (3.4).

3.7. Phụ gia siêu dẻo (giảm nước mức cao) (Water-reducing, high range admixtures)

Phụ gia cho phép giảm một lượng lớn nước trộn không nhỏ hơn 12 % mà vẫn giữ nguyên được độ sụt của hỗn hợp vữa bê tông, thu được bê tông có cường độ cao hơn.

3.8. Phụ gia siêu dẻo – chậm đông kết (Water-reducing, high range, and retarding admixtures)

Phụ gia kết hợp được chức năng của phụ gia siêu dẻo (3.7) và phụ gia chậm đông kết (3.3).

3.9. Hỗn hợp bê tông đối chứng (Reference concrete mixture)

Hỗn hợp bê tông chuẩn không có phụ gia dùng làm mẫu so sánh.

3.10. Mẫu đơn (Single sample)

Mẫu được lấy một lần đơn lẻ.

3.11. Mẫu hỗn hợp (Form the mixture)

Mẫu được tạo thành ít nhất từ 3 mẫu đơn lấy từ 1 lô.

3.12. Lô (Lot)

Số lượng phụ gia được sản xuất trong cùng một điều kiện tại một nhà máy trong cùng một thời gian.

4. Yêu cầu kỹ thuật

4.1. Yêu cầu về tính năng cơ lý

Hỗn hợp bê tông sau khi trộn và bê tông sau khi đóng rắn có sử dụng một trong 7 loại phụ gia hóa học (Điều 1.1) phải thỏa mãn các yêu cầu về hàm lượng nước trộn, thời gian đông kết, cường độ nén, cường độ uốn và độ co cứng cho trong Bảng 1 của tiêu chuẩn này.

Bê tông sử dụng phụ gia hóa học có cường độ nén, cường độ uốn ở tuổi 6 tháng và 1 năm không được thấp hơn cường độ nén, cường độ uốn của chính nó ở tuổi 28 ngày và 90 ngày.

Hàm lượng bọt khí của bê tông tươi sử dụng phụ gia hóa học không được vượt quá 2 %.

4.2. Yêu cầu về độ đồng nhất

4.2.1. Phụ gia hóa học có cùng một nguồn gốc phải có thành phần hóa học như của nhà sản xuất công bố và phải thỏa mãn các yêu cầu về độ đồng nhất nêu trong Bảng 2 của tiêu chuẩn này.

4.2.2. Khi phụ gia được sử dụng trong bê tông cốt thép ứng suất trước, nhà sản xuất phải cung cấp bằng văn bản về hàm lượng ion clo của phụ gia và làm rõ có hay không sử dụng thêm clorua trong quá trình sản xuất phụ gia đó.

4.3. Thí nghiệm lại có giới hạn

Người mua có quyền yêu cầu thí nghiệm lại (có giới hạn) để xác định sự phù hợp của loại phụ gia định mua với các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này. Việc thí nghiệm phụ gia bê tông lại để xác định các tính năng kỹ thuật của phụ gia đối với hỗn hợp vữa bê tông và bê tông bao gồm: xác định hàm lượng nước trộn yêu cầu, thời gian đông kết, cường độ chịu nén ở tuổi 3 ngày, 7 ngày và 28 ngày. Kết quả thí nghiệm lại đối với từng loại phụ gia phải đáp ứng các yêu cầu nêu trong Bảng 1.

>>Còn tiếp DOwnload đầy đủ tiêu chuẩn TCVN 8826:11 tại đây