TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

22TCN 276:2001

THÀNH PHẦN VÀ QUY TRÌNH CHẾ TẠO BÊ TÔNG MÁC M60 – M80

TỪ XI MĂNG PC 40 TRỞ LÊN

Nội dung chính

CHƯƠNG 1. QUY ĐỊNH CHUNG 22TCN 276:2001

1.1. Phạm vi áp dụng 22TCN 276:2001

Tiêu chuẩn này quy định về việc lựa chọn vật liệu, thiết kế thành phần bê tông, công nghệ trộn, vận chuyển, đổ, bảo dưỡng và các phương pháp kiểm tra chất lượng bê tông đối với bê tông mác M60 – M80 theo TCVN 6025 – 1995 có sử dụng phụ gia siêu dẻo, phụ gia khoáng, cốt liệu truyền thống và xi măng Poóc lăng PC 40 trở lên.

1.2. Các tiêu chuẩn trích dẫn 22TCN 276:2001

1.2.1. Tiêu chuẩn Việt Nam

TCVN 6025-95: Bê tông – Phân mác theo cường độ nén

TCVN 5439-98: Xi măng – Phân loại

TCVN 2682-91: Xi măng – Poóc lăng ( Xem tại đây)

TCVN 4031-85: Xi măng. Phương pháp xác định độ dẻo tiêu chuẩn, thời gian đông kết và tính ổn định thể tích

TCVN 6108-95: (ISO 679-89E) Xi măng – Phương pháp thử xác định thời gian đông kết và độ bền

TCVN 6017-95: (ISO 9597-1989 E) Xi măng – Phương pháp thử xác định độ ổn định

TCVN 4030-85: Xi măng – Phương pháp xác định độ mịn của bột xi măng.

TCVN 337-86: Cát xây dựng – Phương pháp lấy mẫu

TCVN 339-86: Cát xây dựng – Phương pháp xác định khối lượng riêng.

TCVN 340-86: Cát xây dựng – Phương pháp xác định khối lượng thể tích xốp và độ xốp

TCVN 342-86: Cát xây dựng – Phương pháp xác định thành phần hạt và mô đun độ lớn

TCVN 343-86: Cát xây dựng – Phương pháp xác định hàm lượng chung bụi – bùn – sét

TCVN 1770-86: Cát xây dựng – Phương pháp xác định hàm lượng sunfat và sunfit

TCVN 345-1986: Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật

TCVN  1771-87: Đá dăm, sỏi trong xây dựng. Phương pháp thử

TCVN 1772-87: Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 4506-87: Xi măng Poóc lăng

TCVN 3105-93: Lấy mẫu chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử bê tông nặng.

1.2.2. Tiêu chuẩn ASTM và AASHTO và ACI

ASTM 448-86, C 618-94a, C 144. C 1240-93, C 893-93, C 494-90. AASHTO T 19-88, T 84-88, T 85-88, M 43-88

ACI 211.4R-93, ACI 234 R-96, ACI 363 R-97 (Phê chuẩn lại 1997)

CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN NGUYÊN VẬT LIỆU

2.1. Xi măng

Dùng xi măng Poóc lăng PC 40 trở lên phù hợp với TCVN 2682-91. Thành phần hóa học và độ min của xi măng phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 2682-89 (hoặc ASTM C150)

Cần yêu cầu nhà máy xi măng cung cấp chứng chỉ kiểm tra xi măng trong xilô trong vòng 6 -12 tháng trước khi sử dụng bao gồm chỉ số về các đặc tính cường độ và chỉ số về độ đồng đều của xi măng. Trước khi sử dụng xi măng cần kiểm tra chất lượng của xi măng theo tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp. Việc kiểm tra cần được tiến hành trên các mẻ trộn thử nghiệm. Các thử nghiệm này chỉ dùng những vật liệu được sử dụng cho bê tông sau này với cường độ được xác định sau 7.28 ngày và 56.91 ngày nếu cần thiết.

Cần thử nghiệm cả tính tỏa nhiệt và có những chỉ dẫn cần thiết về độ tỏa nhiệt của xi măng.

Cần kiểm tra tối ưu hỗn hợp xi măng với các chất phụ gia. Cần lựa chọn chính xác loại chất làm giảm nước phù hợp với đặc tính của loại xi măng.

2.2. Các hợp chất hóa học 22TCN 276:2001

2.2.1. Tổng quát

Các hỗn hợp trộn thêm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất bê tông Mác M60- M80 bao gồm: các hỗn hợp khoáng siêu mịn và hóa học như các lienin sunphonat, các axit cacboxielie (phenol – C6H6OH) được hydrat hóa, các hóm hydrat – cacbon, melanin, naphtalin, các chất gia tốc vô cơ và hữu cơ dưới các dạng công thức khác nhau. Sự lựa chọn đúng các hợp chất hóa học còn góp phần tăng đáng kể cường độ nén, kiểm soát tốc độ đóng rắn, thúc đẩy nhanh cường độ, cải thiện độ dẻo và độ bền lâu của bê tông

2.2.2. Chất làm chậm đông cứng (theo ASTM C 494, loại B và D)

Chất làm chậm đông cứng hỗ trợ cho việc kiểm soát quá trình hydrat hóa ban đầu và cơ chế kiểm soát tốc độ rắn xi măng làm cho bê tông có thể thi công dễ dàng hơn.

Liều lượng các chất làm chậm được chọn bằng phương pháp thực nghiệm theo yêu cầu tăng cường độ và yêu cầu về tốc độ đóng rắn của bê tông. Chậm làm chậm còn có tác dụng làm giảm thiểu sự biến thiên về cường độ do ảnh hưởng nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng, cường độ ở các giai đoạn sau sẽ bị giảm. Tuy nhiên, khi tăng thêm liều lượng chất làm chậm để kiểm soát tốc độ đóng rắn sẽ làm giảm nhẹ mức độ giảm cường độ gây ra bởi nhiệt độ. Ngược lại, nên giảm tỷ lệ liều lượng chất làm chậm khi nhiệt độ môi trường thấp.

2.2.3. Chất giảm nước cao – Phụ gia siêu dẻo (PGSD)

Có thể sử dụng PGSD loại F và loại G hoặc phụ gia siêu dẻo do Việt Nam sản xuất phù hợp với ASTM 494:

Chất làm giảm nước cao sẽ làm cường độ bê tông tăng nhanh hơn đặc biệt ở các giai đoạn đầu (trước 3 ngày). Cần sử dụng loại phụ gia siêu dẻo phù hợp với xi măng cả về loại và liều lượng. Các chất giảm nước cao (PGSD) được thêm vào bê tông tại nhà máy, tại công trình hoặc sử dụng kết hợp. Hàm lượng phụ gia siêu dẻo hoặc dẻo cao trong bê tông được xác định theo hướng dẫn của người sản xuất và thông qua thí nghiệm về phụ gia để bê tông đạt được yêu cầu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế.

Sử dụng chất PGSD có thể tăng cường độ ở độ sụt cố định hoặc tăng độ sụt. Phương pháp chung là trộn đều hỗn hợp vào bê tông và giám sát chặt chẽ quy trình sử dụng phụ gia để sử dụng thành công chất PGSD. Có thể dùng các phụ gia nước ngoài như của Thụy Sĩ, Đức, Mỹ, Nga hoặc phụ gia sản xuất trong nước như PA – 95, PA – 99 của ngành GTVT. Dùng phụ gia ở dạng bột hoặc dạng lỏng tỷ lệ thích hợp được xác định bằng thực nghiệm. Trước khi chính thức sử dụng phụ gia, phải đọc các hướng dẫn của người sản xuất và đánh giá chất lượng thông qua các mẻ trộn thử.

>> CLICK Xem đầy đủ Tiêu chuẩn thiết kế 22TCN 276:200 tại đây