Để đảm bảo mục đích của các hình thức nối đất an toàn, nối đất chống sét. Và nối đất làm việc của thiết bị điện, ta phải xác định được điện trở nối đất. Của hệ thống tiếp địa và nối đất của vỏ các thiết bị điện.  Hoặc cột tiếp địa độc lập. Chúng tôi hướng dẫn thí nghiệm đo điện trở tiếp địa theo tiêu chuẩn TCVN 475:1989. Nội dung như sau:

Nội dung chính

1.Chuẩn bị thí nghiệm, biện pháp an toàn.

 * Yêu cầu về nhân viên thí nghiệm:

– Đã được huấn luyện, kiểm tra kiến thức về quy trình kỹ thuật an toàn và đã được cấp thẻ an toàn.

– Đã được đào tạo về phương pháp thí nghiệm các thiết bị nhất thứ. Về công tác sử dụng các trang thiết bị thí nghiệm và sử dụng thành thạo các thiết bị đo chuyên dụng.

– Đã được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm và đủ tiêu chuẩn làm việc theo yêu cầu công việc của đơn vị.

* Yêu cầu về thiết bị:

– Các thiết bị đo điện trở tiếp địa phải được hiệu chuẩn đạt yêu cầu kỹ thuật. Và còn hiệu lực làm việc trong thời gian hiệu chuẩn.

– Các thiết bị phải có hướng dẫn sử dụng cụ thể kèm theo đã được Lãnh đạo Trung tâm phê duyệt .

*  Thiết bị thí nghiệm:

– Cầu đo điện trở tiếp địa chỉ thị số TERCA 3 CHAUVIN ARNOUX- PHÁP.  Số chế tạo:103995KAV

* Công tác chuẩn bị:

– Thử nghiệm viên nhận hiện trường thí nghiệm từ kỹ thuật viên theo các quy định của ngành Điện.

– Thử nghiệm viên kiểm tra đối tượng được thí nghiệm đã được cắt điện. Cách ly hoàn toàn với các nguồn điện áp bên ngoài.

– Phải nhớ rằng luôn có khả năng có điện áp cảm ứng đang tồn tại ở các đầu cực. Của đối tượng thử nghiệm do các đường dây cao áp. Hay các thiết bị đang mang điện gần đó. Thiết bị này khi hoạt động ở vùng gần điện trường mạnh có thể gây nên hiện tượng giá trị dòng hiển thị không đúng.

Ghi chú

– Yêu cầu nguồn đo phải ổn định, trong trường hợp đo hệ thống tiếp địa rộng nên duy trì nạp cho thiết bị đo.

– Việc lắp đặt thiết bị phải thực hiện ở nơi khô ráo, trong bóng râm tránh bức xạ nhiệt trực tiếp.  Lên màn hình chỉ thị tinh thể lỏng của thiết bị.

– Đối tượng đo phải kín mạch.

– Vệ sinh bề mặt các điểm kẹp dây đo.

– Đặt thiết bị đo vào vị trí đã chọn để thí nghiệm.

– Kiểm tra công tắc nguồn đang ở vị trí “ OFF ”.

2.Nội dung hướng dẫn thí nghiệm đo điện trở tiếp địa

  1. phương pháp đo điện trở tiếp địa:

  2. 1. Đo điện trở nối đất của hệ thống nối đất đơn và nhỏ có thể tiến hành theo sơ đồ đấu nối.

Hình 1 hoặc Hình 2.


Các ký hiệu:  Sử dụng máy đo TERCA 3 – Chauvin Arnoux

1- Tương ứng với cực  E( x) của máy đo; 2- Tương ứng với cực ES( Xv) của máy đo

3- Tương ứng với cực S(y)  của máy đo; 4- Tương ứng với cực H(z)  của máy đo

Cắm cọc kiểm tra dòng điện vào đất cách cực nối đất cần kiểm tra khoảng 30 đến 50m. Nối cọc này vào cực dòng  ES (Xv) của máy đo.

Cắm cọc kiểm tra điện áp vào đất khoảng giữa cọc dòng và cực nối đất ( hoặc theo qui tắc 61,8 % H.2 ). Nối cọc này tới cực ES của máy đo. ( Nếu nối đất có một vài cọc thì dây tới các cọc dòng và áp tăng thêm ).

E(x)  và ES (xv) nối với hệ thống nối đất cần đo ,tiến hành đo theo quy trình hướng dẫn sử dụng. Của máy đo đi kèm dụng cụ đo.

  1. 2. Đo tiếp địa hệ thống nối đất có kết cấu mạch vòng lớn phức tạp.

Kết cấu các hệ thống nối đất lớn có mạch vòng phức tạp thường gặp. Là kết cấu nối đất của các trạm phân phối điện, các nhà máy điện….Để tiến hành đo điện trở nối đất của các trạm này cần phải tuân thủ các qui định sau:

Điều 1:

Chọn hướng đi của cọc dòng và cọc áp phù hợp với thiết bị đo yêu cầu. ( Các cọc cùng nằm trên một đường thẳng sơ đồ 1 tia Hình 3 , các cọc được đóng theo hình chữ V sơ đồ 2 tia Hình 4 ). Dây đo không được đi qua hoặc gần kết cấu mạch vòng nối đất. Không đi song song dưới các đường dây truyền tải điện. Các dây nối cọc dòng. Và cọc áp phải đi cách nhau lớn hơn 1m để tránh ảnh hưởng lẫn nhau.

Điều 2:

Các cọc dòng và áp có thể là cọc chuyên dùng. Hoặc có thể dùng thanh kim loại F ( 12 – 14 ) đóng ngập trong đất lớn hơn 0,5m. Khi đóng dùng búa 3kg không được để cọc dung để tăng độ tiếp xúc giữa cọc và đất. Dây đo nối với các cọc phải được tiếp xúc tốt bằng vít. Chọn chỗ đóng cọc dòng đo là chỗ đất ẩm liền thổ không đóng vào chỗ đất mùn cát sỏi. Trong trương hợp đóng vào chỗ đất khô có thể dùng nước tưới ẩm vùng đất xung quanh. Hoặc đóng thêm cọc phụ, các cọc phụ phải cách cọc chính 2 – 3m. Và nối chúng với nhau bằng dây dẫn kim loại.

Điều 3

Nối các đầu còn lại của dây dòng với H(z), dây áp S (y) với cực của máy đo. Cực E( x)và ES(Xv) nối. Với hệ thống nối đất cần đo theo sơ đồ 4 dây sẽ loại trừ được điện trở dây nối. Và tiếp xúc chỗ nối. Sơ đồ đo 3 cực chỉ dùng để đo hệ thống nối đất có giá trị điện trở nối đất lớn hơn 5 W. Khi đó kết quả đo có cả điện trở dây nối, vì vậy khi đo không được để cầu xa, dây nối giữa cầu. Và điểm đo không lớn hơn 0,6m. Sau khi đấu nối xong tiến hành đo theo qui trình hướng dẫn sử dụng máy đo.

2.3 Đo điện trở suất của đất.

Sử dụng máy đo Terca 3

trong đó chú ý rằng :

  • 4 cọc được đóng thẳng hàng trong vùng đất cần đo điện trở suất
  • khoảng cách a giữa các cọc được xác định theo h là chiều sâu lớp đất cần đo :

a  » 4 h/3

  • Độ sâu của cọc dưới mặt đất l được xác định theo h :

l ≥ h/20

Điện trở suất  r được tính theo công thức :

r = 2p*a*Rx

trong đó :

Rx là điện trở hiển thị trên máy đo

Sau khi đóng cọc và nối dây về các cực đúng như hình vẽ trên ta bắt đầu tiến hành đo.

2.4 Đánh giá kết quả đo điện trở tiếp địa

– Điện trở nối đất được đánh giá theo tiêu chuẩn quy định, thông thường lưới 110 kV trở lên có dòng chạm đất lớn hơn 500 A thì Rnđ £ 0,5 W.

– Lưới trung áp có công suất £ 1000 kVA thì Rnđ £ 4 W.

– Cột điện  Rnđ £ 10 W.

– Ngoài ra còn phụ thuộc vào mật độ dân cư tại vùng đó, điện trở suất của đất, vv…

* Sau khi thực hiện xong tất cả các hạng mục trên, thử nghiệm viên cần phải vệ sinh thiết bị thí nghiệm. Dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ về trạng thái như khi đã nhận ban đầu

Trên đây là hướng dẫn đo điện trở tiếp địa.

Để đo thí nghiệm tiếp địa hãy liên hệ với Phòng LAS 508 của công ty Toàn Cầu theo số 0982 512 385‬ để được tư vấn hướng dẫn về dịch vụ.