Cách thí nghiệm cáp lực  của Công ty CP kiểm định chất lượng xây dựng Toàn cầu. Trực thuộc Las XD 508  được trình bày chi tiết theo nội dung sau:

Nội dung chính

MỤC ĐÍCH CỦA THÍ NGHIỆM CÁP LỰC

– Xác định đúng hai đầu  cáp được bàn giao  đúng là của  một đường cáp  , sơ bộ đánh giá tình trạng lõi cáp .

– Đánh giá sơ bộ tình trạng cách điện của các lõi cáp so với vỏ và với nhau.

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG THÍ NGHIỆM CÁP LỰC

– IEC 60502-1 (2009), IEC 60502-2&4(2005),  IEC 60227-1 (1993)

– Nhà sản xuất

NỘI DUNG THÍ NGHIỆM CÁP LỰC

1.Chuẩn bị thí nghiệm, biện pháp an toàn

* Yêu cầu về nhân viên thí nghiệm

– Đã được huấn luyện, kiểm tra kiến thức về quy trình kỹ thuật an toàn và đã được cấp thẻ an toàn.

– Đã được đào tạo về phương pháp thí nghiệm các thiết bị nhất thứ, về công tác sử dụng các trang thiết bị thí nghiệm và sử dụng thành thạo các thiết bị đo chuyên dụng.

– Đã được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm và đủ tiêu chuẩn làm việc theo yêu cầu công việc của đơn vị.

* Yêu cầu về thiết bị:

– Các thiết bị đo, nhiệt kế… phải được hiệu chuẩn đạt yêu cầu kỹ thuật và còn hiệu lực làm việc trong thời gian hiệu chuẩn.

– Các thiết bị phải có hướng dẫn sử dụng cụ thể kèm theo đã được Lãnh đạo Trung tâm phê duyệt.

* Thiết bị thí nghiệm:

-Megaohmmeter  CA6547                                                     Số chế tạo: 105214KAH

– Máy đo điện trở một chiều WRM – 40P                   Số chế tạo:99438

– Máy tạo điện áp cao xoay chiều ALT 120/60               Số chế tạo:508

– Máy tạo điện áp cao một chiều Megger 22124-47       Số chế tạo: 300470212

* Công tác chuẩn bị:

– Thử nghiệm viên nhận hiện trường thí nghiệm từ kỹ thuật viên theo các quy định của ngành Điện .

– Phải kiểm tra đối tượng được thí nghiệm đã được cắt điện, cách ly hoàn toàn với các nguồn điện áp bên ngoài.

– Chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật, chứng chỉ thí nghiệm xuất xưởng liên quan đến đối tượng cần thí nghiệm.

– Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị thí nghiệm cần thiết để tiến hành công việc.

– Vệ sinh sạch sẽ bề mặt cách điện của cáp.

– Làm hàng rào an toàn bảo vệ

– Treo biển báo và cử người giám sát an toàn cả hai đầu sợi cáp.

2. Nội dung thí nghiệm

*  Xác định tên pha cho cáp.

       *  Đo điện trở cách điện (Xem hướng dẫn tại đây)

  • Thiết bị thí nghiệm: Dụng cụ thường dùng là các Mêgômét điện tử như: MEGAOHM METER, KYORITSU 3121… Điện áp đo từ 1000V đến 2500 VDC.
  • Phương pháp đo:

*  Cáp có nhiều ruột dẫn: điện áp được đặt lần lượt vào từng pha đo điện trở cách điện, trong khi các pha còn lại được nối với màn chắn, vỏ và nối đất.

* Cáp sợi đơn (một ruột): điện trở cách điện được đo giữa ruột dẫn với màn chắn, vỏ nối đất.

    *. Thử nghiệm chịu điện áp xoay chiều tần số công nghiệp:

  • Thiết bị thí nghiệm: Dụng cụ thường dùng là các hợp bộ thử nghiệm cao thế như ALT120/60.

Bước 1: nối dây cao áp từ mạch thiết bị thí nghiệm tới cáp.

Bước 2: điện áp cao áp được đặt vào cáp khởi đầu từ giá trị nhỏ nhất, nhằm ngăn ngừa quá trình quá độ gây ra phóng điện trên cáp trong quá trình đóng cắt. Điện áp thí nghiệm đặt vào cáp như sau:

* Với cáp ba pha thì thử từng pha với các pha còn lại nối với nhau và nối với màn chắn và được nối đất, phương pháp như sau:

Pha 1 – Pha 2,3 + màn chắn + vỏ + đất

Pha 2 – Pha 1,3 + màn chắn + vỏ + đất

Pha 3 – Pha 1,2 + màn chắn + vỏ + đất

* Với cáp một pha thì thí nghiệm giữa ruột dẫn với vỏ, màn chắn và đất.

Giá trị điện áp và thời gian duy trì qui định như sau:

Cáp có điện áp danh định Uo/U(Um): {0,6/1; 1,8/3(3,6); 3,6/6(7,2); 6/10(12); 8,7/15(17,5); 12/20(24); 18/30(36)}kV, điện áp và thời gian duy trì điện áp cho cáp trước lắp đặt quy định như sau:

Cáp có điện áp danh định 1(1,2)kV đến 3(3,6)kV.

Utn(AC)= (2,5Uo+2) kV; duy trì 5 phút

Cáp có điện áp danh định từ 3,6/6(7,2) kV đến 30(36)kV.

Utn (AC)= 3,5U kV; duy trì 5 phút

Về cáp

  • Thí nghiệm cáp điện áp danh định 6(7,2) kV đến 30(36) kV sau lắp đặt, điện áp đặt vào giữa ruột dẫn và màn chắn kim loại/ vỏ bằng điện áp pha – pha, duy trì 5 phút, tham khảo bảng 5, hoặc dùng điện áp Uo đặt lên cáp trong 24h.
  • Thí nghiệm cho cáp và phụ kiện cáp có điện áp trên 36 ÷ 150(170) kV, điện áp đặt vào trong 1 giờ với giá trị cho tại cột 4 của bảng 6, hoặc dùng điện áp Uo đặt lên cáp trong 24h.
  • Cáp và phụ kiện cáp có điện áp từ trên 150 ÷ 500(550)kV, điện áp thí ngiệm 1,7×Uo trong một giờ hoặc với giá trị điện áp và thời gian duy trì tại cột 4 của bảng 7, hoặc dùng điện áp Uo đặt lên cáp trong 24h.

Cáp thí nghiệm điện định kỳ bảo dưỡng, điện áp thí nghiệm bằng 60% giá trị điện áp thí nghiệm sau lắp đặt, thời gian duy trì điện áp 5 phút.

Bước 3:

điện áp thí nghiệm được tăng một cách từ từ để có thể đọc chính xác các thông số trên thiết bị thí nghiệm. Nhưng thời gian tăng cũng không quá dài để tránh gây kéo dài ứng suất điện trên không cần thiết trên cáp.

Bước 4: khi đã đạt tới giá trị điện áp thí nghiệm, điện áp sẽ được duy trì trên cáp trong thời gian quy định và được giảm khi hết thời gian. Điện áp thí nghiệm cần ổn định trong thời gian duy trì với sai số ±1%.

Bước 5: sau thời gian duy trì điện áp trên cáp, giảm điện áp thí nghiệm Cắt nguồn cấp tiến hành tiếp địa cáp được thí nghiệm ngay sau đó mới tiến hành các công việc khác.

– Yêu cầu trong thời gian duy trì điện áp tăng cao không có phóng điện xảy ra.

*. Thử nghiệm chịu điện áp một chiều tăng cao:

Sơ đồ kết nối:

Bước 1: xác định dòng rò sơ đồ: đầu cao áp từ thiết bị thí nghiệm chưa nối tới hệ thống cáp cần thí nghiệm.

Điều chỉnh thiết bị thí nghiệm, nâng từ từ điện áp tới giá trị cần thí nghiệm cho cáp và ở điện áp đó ghi lại giá trị dòng điện rò.

Bước 2: nối dây cao áp từ thiết bị thí nghiệm tới ruột dẫn cáp cần thí nghiệm.

Bước 3:

điện áp đặt vào cáp được thí nghiệm khởi đầu ở một mức thấp phù hợp, nhằm ngăn ngừa: quá dòng, quá áp gây quá trình quá độ cắt bảo vệ v.v.

Bước 4: điện áp thí nghiệm được tăng một cách từ từ với các mức điện áp nhỏ để đọc được chính xác các thông số trên thiết bị như: dòng điện rò, điện áp, v.v. tuy nhiên mức tăng cũng không quá chậm để tránh gây ra cáp phải chịu ứng suất điện kéo dài không cần thiết. Nếu tăng điện áp thí nghiệm một cách liên tục, thời gian tăng không nhỏ hơn 10 giây và không lớn hơn 60 giây.

Yêu cầu mức tăng điện áp thí nghiệm khoảng 2% Utn/ giây, quá trình tăng luôn được quan sát trên thiết bị thí nghiệm.

Lập đặc tính quan hệ dòng theo điện áp (U-I), để đạt giá trị điện áp thí nghiệm tối thiểu qua năm bước tăng điện áp và tại mỗi nấc tăng điện áp đó giữ trong 1 phút để đo dòng điện rò và dòng điện này cần được ghi lại. Ở mức điện áp yêu cầu thí nghiệm, dòng điện rò được đo tại hai thời điểm: sau duy trì điện áp 2 phút và sau duy trì điện áp 15 phút.

Bước 5:

khi điện áp thí nghiệm đạt được giá trị yêu cầu thì điện áp đó được duy trì trên cáp trong thời gian quy định. Trong thời gian duy trì điện áp thường xuyên quan sát sự biến đổi của dòng điện rò. Nếu có sự tăng hay giảm đột ngột cần dừng ngay thí nghiệm.

Bước 6: hết thời gian duy trì điện áp, giảm hết điện áp thí nghiệm cắt nguồn cấp và tiến hành các biện pháp phóng điện qua điện trở trong mạch thí nghiệm cũng như sử dụng điện trở phóng điện ngoài, tiến hành nối đất cho cáp được thí nghiệm và nối đất được tách ra chỉ khi công tác thí nghiệm đã sẵn sàng cho thí nghiệm mới.

Giá trị điện áp thí nghiệm HVDC như sau:

Cáp có điện áp danh định Uo/U(Um): {0,6/1; 1,8/3(3,6); 3,6(7,2);8,7/15(17,5); 12/20(24); 18/30(36)}kV,  điện áp thí nghiệm và thời gian duy trì điện áp cho hệ thống cáp trước lắp đặt quy định như sau:

Áp dụng cáp có điện áp danh định nhỏ hơn hoặc bằng 3,6/6(7,2)kV

; duy trì 5 phút.

Áp dụng cáp có điện áp danh định lớn hơn 3,6/6(7,2)kV

; duy trì 5 phút

Thí nghiệm sau lắp đặt điện áp thí nghiệm bằng 4Uo và thời gian duy trì 15 phút.  Tham khảo bảng 2 thí nghiệm HVDC cho cáp điện áp danh định đến 30 (36)kV.

Thí nghiệm được tiến hành cho từng ruột dẫn như sau:

Với cáp ba pha thì thử từng pha với các pha còn lại nối với nhau và nối với màn chắn và được nối đất, phương pháp như sau:

Pha 1 – Pha 2,3 + màn chắn  + vỏ + đất

Pha 2 – Pha 1,3 + màn chắn  + vỏ + đất

Pha 3 – Pha 1,2 + màn chắn  + vỏ + đất

Với cáp một pha thì thí nghiệm giữa ruột dẫn với vỏ, màn chắn và đất.

Bước 7: Thí nghiệm các ruột dẫn khác tiến hành tương tự các bước nêu trên.

Bước 8: lưu các số liệu ghi được trong quá trình thí nghiệm để có cơ sở tham khảo về sau.

– Yêu cầu trong thời gian duy trì điện áp tăng cao không có phóng điện xảy ra.

3.Đánh giá kết quả

–  So sánh kết quả với tiêu chuẩn của nhà sản xuất đưa ra.

– Sau  khi thử điện áp tăng cao tần số công nghiệp hoặc điện áp tăng cao một chiều phải đo lại điện trở cách điện phải có trị số không nhỏ hơn trị số đo trước lúc thử điện áp tăng cao.

– Sau khi thực hiện xong tất cả các hạng mục trên, thử nghiệm viên cần phải vệ sinh thiết bị thí nghiệm, dọn dẹp và hoàn trả sơ đồ về trạng thái như khi đã nhận ban đầu.