Cách kiểm tra độ chặt của đất thường dùng 2 cách sau. Một là phương pháp giao vòng cắt mẫu. Hai là phương pháp hố đào, dùng cát tiêu chuẩn thế chỗ. Cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về 2 phương pháp kiểm tra độ chặt của đất.

Độ chặt đất

Độ chặt đất

Nội dung chính

I.  Phương pháp giao vòng cắt mẫu

Là một trong những cách để kiểm tra độ chặt của đất

1. Nguyên Tắc

Dùng dao vòng có đường kính và chiều cao phù hợp đối với từng loại đất. Theo quy định để lấy
mẫu, rồi tiến hành xác định khối lượng thể tích. Đơn vị đất ẩm và độ ẩm tự nhiên của mẫu đất, từ
đó tính toán xác định khối lượng thể tích đất khô.

2. Phạm vi áp dụng

– Các loại đất hạt mịn và đất cát pha (hoặc lẫn) sét và bụi. Có lượng chứa không quá 10% sỏi sạn hạt nhỏ (cỡ hạt từ 2 mm đến 5 mm).
– Các loại đất hạt mịn và đất cát pha (hoặc lẫn) sét và bụi, có lượng chứa không quá 20%.
– Các loại đất hạt mịn và đất cát pha (hoặc lẫn) sét và bụi, có lượng chứa không quá 30%.
sỏi sạn hạt nhỏ đến hạt trung (cỡ hạt từ 2 mm đến 20 mm). Trong đó không quá 10% vật liệu hạt
cỡ từ 10 mm đến 20 mm.

II. Phương pháp hố đào, dùng cát tiêu chuẩn thế chỗ.

Là cách thường dùng trong thực tế để kiểm tra độ chặt của đất

1. Nguyên tắc

Đào hố thí nghiệm, lấy hết đất ra khỏi hố để xác định khối lượng. Và độ ẩm của đất đó, rồi dùng
cát tiêu chuẩn đổ vào hố thế chỗ cho đất. Qua đó xác định được thể tích hố đào; từ đó, tính toán
xác định được khối lượng thể tự nhiên và khối lượng thể tích khô của đất.

2. Phạm vi áp dụng

– Các loại đất hạt mịn và đất cát pha (hoặc lẫn) sét và bụi. Có chứa hơn 30 % hàm lượng
sạn sỏi hạt nhỏ đến hạt to. Nhưng không quá 10 % vật liệu hạt to, cỡ hạt từ 20 mm đến 40 mm.
– Các loại đất hạt mịn và đất cát pha (hoặc lẫn) sét và bụi có chứa hơn 30 % hàm lượng
sạn sỏi hạt nhỏ đến hạt to. Nhưng không quá 10 % vật liệu hạt cỡ từ 20 mm đến 60 mm. Và đất
sạn sỏi hạt nhỏ đến hạt trung pha (hoặc lẫn) bụi và sét. Có thể có không quá 10 % vật liệu hạt cỡ
từ 20 mm đến 60 mm.

III. Kết quả thí nghiệm

Đầy đủ các thông tin sau
– Tên công trình; hạng mục công trình, vị trí thí nghiệm;
– Phương pháp thí nghiệm, số hiệu mẫu thí nghiệm;
– Mô tả mẫu đất: (thành phần hạt, trạng thái, màu sắc, kết cấu, v.v…)
– Hàm lượng sỏi sạn của đất (nếu có, % khối lượng);
– Khối lượng thể tích đơn vị của đất tự nhiên,
– Khối lượng thể tích đơn vị đất khô,
– Độ ẩm của đất W, (% khối lượng)
+ Ngày thí nghiệm
+ Người thí nghiệm
Kèm theo bảng ghi chép thí nghiệm thô.

Tham khảo tiêu chuẩn TCVN 8729:2012

Bao nhiêu m2 đục độ chặt tại hiện trường

Thí nghiệm độ chặt của đất hiện trường