Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình hiệu chuẩn thước vạch chuẩn (sau đây gọi tắt là thước vạch) có phạm vi đo tới 2000 mm, dùng để kiểm định ban đầu thước cuộn cấp chính xác 1, 2, 3. Chiều dài tổng (total length, ký hiệu Lt) là chiều dài lớn nhất của thước được giới hạn bởi hai mặt đầu thước. Phạm vi đo (measuring range) gồm tập hợp các giá trị đo mà thước thể hiện với sai số nằm trong giới hạn cho phép. Giá trị đo này được xác định bằng khoảng cách giữa đường tâm của hai vạch chia.

  • Số hiệu: ĐLVN 283-2015
  • Nơi biên soạn: TC 7 “Phương tiện đo độ dài và các đại lượng liên quan”
  • Năm ban hành: 2015
  • Số trang: 15
  • Dạng File: PDF

Nội dung chính

Phạm vi áp dụng

Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình hiệu chuẩn thước vạch chuẩn (sau đây gọi tắt là thước vạch) có phạm vi đo tới 2000 mm, dùng để kiểm định ban đầu thước cuộn cấp chính xác 1, 2, 3.

Giải thích từ ngữ

Hình 1. Thước vạch chuẩn

Hình 1. Thước vạch chuẩn

Các từ ngữ trong văn bản này được hiểu như sau:

  • Vạch chia (graduation lines) là tập hợp các vạch được in, khắc … đánh dấu trên thước.
  • Vạch chia chính (main graduation lines) là hai vạch chia thể hiện chiều dài danh nghĩa của thước.
  • Vạch chia phụ (extra graduation lines) là một số vạch chia nằm ngoài hai vạch chia chính.
  • Chiều dài tổng (total length, ký hiệu Lt) là chiều dài lớn nhất của thước được giới hạn bởi hai mặt đầu thước.
  • Chiều dài danh nghĩa (nominal length, ký hiệu L) là giá trị đo lớn nhất của thước.
  • Phạm vi đo (measuring range) gồm tập hợp các giá trị đo mà thước thể hiện với sai số nằm trong giới hạn cho phép. Giá trị đo này được xác định bằng khoảng cách giữa đường tâm của hai vạch
  • Giá trị độ chia (graduation, ký hiệu d) là giá trị thể hiện bởi hai vạch chia cạnh nhau.
  • Bề rộng vạch chia (graduation lines thickness, ký hiệu b) là kích thước xác định bởi hai đường biên của vạch.

Các phép hiệu chuẩn

Phải lần lượt tiến hành các phép hiệu chuẩn thiết bị đo lường ghi trong bảng 1.

Bảng 1. Các phép hiệu chuẩn
TTTên phép hiệu chuẩnTheo điều mục của quy trình
1Kiểm tra bên ngoài7.1
2Kiểm tra kỹ thuật7.2
2.1Kiểm tra bề rộng vạch chia7.2.1
2.2Kiểm tra độ phẳng bề mặt thước7.2.2
3Kiểm tra đo lường7.3
3.1Xác định vị trí kiểm7.3.1
3.2Phương pháp đo7.3.2
3.3Xác định sai số7.3.3

 Phương tiện hiệu chuẩn

Các phương tiện dùng để hiệu chuẩn được nêu trong bảng 2.

Bảng 2. Phương tiện hiệu chuẩn
 

TT

Tên phương tiện dùng để hiệu chuẩnĐặc trưng kỹ thuật đo lường cơ bảnÁp dụng cho điều mục của quy trình
1Chuẩn đo lường
Thước vạch chuẩn hoặc

thiết bị hiệu chuẩn thước vạch chuyên dụng.

Độ không đảm bảo đo U: ≤ (10 + 10×L) mm với L tính bằng mét7.3
2Phương tiện đo khác
 

2.1

 

Phương tiện đo độ phẳng

Phạm vi làm việc lớn hơn chiều dài của thước.

Sai số đo độ phẳng: ≤ 0,01 mm

 

7.2

2.2Dụng cụ quang họcĐộ phóng đại: ³ 50 X

Giá trị độ chia: £ 0,01 mm

7.2
 

2.3

 

Nhiệt ẩm kế

Phạm vi đo:

(10 ¸ 30) °C & (30 ¸ 70) %RH

Giá trị độ chia: £ 1 °C, £ 1 %RH

 

7.3

2.4Nhiệt kế tiếp xúcPhạm vi đo: (18 ¸ 22) °C Giá trị độ chia: £ 0,1 °C7.3

> DOWNLOAD ĐLVN 283 : 2015 đầy đủ tiêu chuẩn tại đây