Chất lượng khẳng định Thương hiệu
Lời nói đầu:
ĐLVN 266 : 2015 do Ban kỹ thuật đo lường TC 7 “Phương tiện đo độ dài và các đại lượng liên quan” biên soạn. Viện Đo lường Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất hành.
VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VIỆT NAM ĐLVN 266 : 2015 Thước cuộn chuẩn – Quy trình hiệu chuẩn Standard measuring tape – Calibration procedure
Nội dung chính
Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình hiệu chuẩn cho các thước cuộn chuẩn (sau đây gọi tắt là thước cuộn) có phạm vi đo đến 100 m và độ không đảm bảo đo không vượt quá: (0,01 + 0,01 L) mm với L là chiều dài danh nghĩa của thước cuộn, được tính bằng mét (m).
Các từ ngữ trong văn bản này được hiểu như sau:
– Chiều dài danh nghĩa của thước cuộn, ký hiệu: L
Chiều dài danh nghĩa của thước cuộn là giá trị đo danh nghĩa lớn nhất được ghi khắc trên thước hoặc quy định của nhà sản xuất.
– Chiều dài đo của thước cuộn, ký hiệu: lm
Chiều dài đo giữa hai vạch chia của thước cuộn được xác định bằng khoảng cách ngắn nhất giữa hai đường tâm của hai vạch chia đó.
– Giá trị độ chia của thước cuộn, ký hiệu: i
Giá trị độ chia của thước cuộn là chiều dài đo giữa hai vạch chia liên tiếp nhau.
– Vạch chia chính
Vạch chia chính là các vạch chia mà chiều dài đo giữa chúng thể hiện chiều dài danh nghĩa của thước cuộn.
Phải lần lượt tiến hành các phép hiệu chuẩn ghi trong bảng 1.
Bảng 1
TT
Theo điều mục của ĐLVN
1
7.1
2
7.2
3
7.3
Các phương tiện đo dùng để hiệu chuẩn thước cuộn được nêu trong bảng 2.
Bảng 2
Áp dụng cho điều mục của ĐLVN
(sau đây gọi là thiết bị hiệu chuẩn đo lường)
U = (0,03 + 0,03L) mm
2.1
Nhiệt ẩm kế
(10 ~ 30) °C & (30 ~ 70) %RH
2.2
2.3
1 kg, 2 kg, 5 kg, 10 kg
Khi tiến hành hiệu chuẩn phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
– Nhiệt độ: (20 ± 2) ºC;
– Độ ẩm: (55 ± 5) %RH.
Trước khi tiến hành hiệu chuẩn phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:
Thước cuộn phải được làm sạch, để ổn định trong phòng hiệu chuẩn thời gian ít nhất hai giờ trước khi tiến hành hiệu chuẩn.
>> Còn tiếp Download đầy đủ tiêu chuẩn tại đây