Thí nghiệm nhựa đường theo các tiêu chuẩn TCVN 7493:2005; TCVN 8818:2011; TCVN 8820:2011; 22TCN – 279: 2001 AASHTO T230. Nhựa đường lỏng được lấy mẫu theo TCVN 7494:2005 (ASTM D140-01).

Nội dung chính

1. Khái niệm

Nhựa đường là một chất lỏng hay chất bán rắn có độ nhớt cao và có màu đen. Nó có mặt trong phần lớn các loại dầu thô và trong một số trầm tích tự nhiên. Thành phần chủ yếu của nhựa đường là bitum. Vẫn tồn tại một số bất đồng trong số các nhà hóa học liên quan đến cấu trúc của nhựa đường. Tuy nhiên phổ biến nhất là nó được giả lập mô hình như là một chất keo.

Nhựa đường đôi khi bị nhầm lẫn với hắc ín do nó cũng là sản phẩm chứa bitum. Nhưng hắc ín là loại vật liệu nhân tạo được sản xuất bằng phương pháp chưng cất phá hủy các chất hữu cơ. Tuy cùng là sản phẩm chứa bitum nhưng thông thường hàm lượng bitum trong hắc ín thấp hơn của nhựa đường. Hắc ín và nhựa đường có các thuộc tính cơ lý rất khác nhau.

Nhựa đường

2. Mẫu kết quả thí nghiệm nhựa đường

TTCác chỉ tiêu thí nghiệmKết quảYêu cầu
1Khối lượng riêng ở 25oC1 – 1.05
2Độ kim lún ở 25oC – 1/10mm60 -:- 70
3Độ giãn dài ở 25oC> 100
4Nhiệt độ hoá mềm oC (PP vòng và bi)46 – 55
5Nhiệt độ bắt lửa OC≥ 230
6Tỷ lệ kim lún ở 25oC sau khi nung ở 163oC trong 5h so với độ kim lún của nhựa ban đầu≥ 75
7Lượng hao tổn sau khi sấy ở 163oC trong 5 giờ< 0.8
8Độ dính bám với đá (Cấp độ)Min/Level 3
9HL các chất hoà tan trong Trichloroethylene> 99

* Đánh giá: Các chỉ tiêu thử nghiệm của mẫu thử nghiệm đạt yêu cấu TCVN 8818 : 2011

3. Phương pháp thử thí nghiệm nhựa đường

3.1 Độ nhớt động học

Xác định theo TCVN 7502 :2005 (ASTM D 2170-01a).

3.2 Độ nhớt Saybolt Furol

Xác định theo TCVN 8817-2:2011.

3.3 Điểm chớp cháy

Xác định theo TCVN 8818-2 :2011.

3.4 Hàm lượng nước

Xác định theo TCVN 8818-3 :2011.

3.5 Thử nghiệm chưng cất

Xác định theo TCVN 8818-4 :2011.

3.6 Độ nhớt tuyệt đối

Xác định theo TCVN 8818-5 :2011.

3.7 Độ kim lún

Xác định theo TCVN 7495:2005 (ASTM D5-97).

3.8 Độ kéo dài

Xác định theo TCVN 7496:2005 (ASTM D113-99).

3.9 Lượng hoà tan trong Tricloroethylene

Xác định theo TCVN 7500:2005 (ASTM D2042-01).

4 Phân loại nhựa đường

Căn cứ vào tốc độ đông đặc, nhựa lỏng được phân thành 3 loại:

– Nhựa lỏng đông đặc nhanh-RC (rapid curing type);

– Nhựa lỏng đông đặc vừa-MC (medium curing type);

– Nhựa lỏng đông đặc chậm-SC (slow curing type).

Tiêu chuẩn này đề cập đến loại nhựa lỏng đông đặc nhanh và nhựa lỏng đông đặc vừa; mỗi loại được phân thành nhiều mác khác nhau căn cứ vào độ nhớt động học:

– Nhựa lỏng đông đặc nhanh-RC, gồm 4 mác: RC-70, RC-250, RC-800 và RC-3000;

– Nhựa lỏng đông đặc vừa -MC, gồm 05 mác: MC-30, MC-70, MC-250, MC-800 và MC-3000.

Quý khách có nhu cầu thí nghiệm nhựa đường  liên hệ với Phòng thí nghiệm  Công ty Cổ phần Kiểm định chất lượng xây dựng Toàn Cầu. Theo số Hotline 0982 512 385‬ để được tư vấn hướng dẫn về các dịch vụ.

Tham khảo thí nghiệm bê tông nhựa