Thí nghiệm độ chặt của đất hiện trường nhằm mục đích kiểm tra nên đắp sau khi lu lèn đã đạt được độ chặt thiết kế hay chưa. Nếu đã đảm bảo độ chặt thiết kế thì nhà thầu sẽ chuyển giai đoạn thi công sang bước tiếp theo. Thí nghiệm độ chặt của đất để xác định độ ẩm, khối lượng thể tích và độ chặt của đất.

Độ chặt đất

Nội dung chính

1. Độ ẩm của đất

– Là tỷ số giữa khối lượng nước có trong đất và khối lượng khô của đất tính bằng phần trăm.

– Xác định độ ẩm của đất theo tiêu chuẩn việt nam TCVN 8728:2012. Áp dụng cho xây dựng công trình thủy lợi, cho đất tự nhiên hoặc đất đầm chặt. Phương pháp đốt khô bằng cồn hoặc bếp ga.

– Làm khô mẫu đất đã biết trước khối lượng đất ẩm bằng cách rang khô đất trên bếp ga. Có lớp cách cát, để xác định khối lượng của đất khô. Và của nước có trong mẫu thí nghiệm, từ đó tính toán được độ ẩm của đất.

2. Khối lượng thể tích

– Theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 8729 : 2012.  Ap dụng cho các loại đất hạt mịn, đất cát, đất sỏi sạn và đất cuội dăm. Có thể đào lấy mẫu thí nghiệm bằng các dụng cụ thô sơ. Dùng phương pháp dao vòng cắt mẫu hoặc dùng cát tiêu chuẩn.

– Là khối lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng thái và kết cấu tự nhiên, ký hiệu là gmax w, tính bằng gam trên centimet khối (g/cm3).
– Việc xác định khối lượng thể tích đơn vị đất khô của đất tại hiện trường cần được tiến hành
thông qua các thí nghiệm xác định khối lượng thể tích đơn vị đất ẩm. Và độ ẩm của cùng một mẫu
đất.

3. Độ chặt của đất

Kết quả độ chặt đất

Mẫu kết quả độ chặt đất

– Việc phân loại đất dựa vào thành phần vật liệu rắn của đất tạo đất. Đặc trưng cấp phối hạt, tính dẻo của đất, đặc trưng phụ trợ của thành phần thứ yếu tạo đất, tính chất đặc biệt của đất v.v… Trên cơ sở các kết quả thí nghiệm mẫu đất ở trong phòng thí nghiệm. Trong tiêu chuẩn này phân loại đất đi từ tổng quát đến chi tiết dần, theo sơ đồ hệ thống. Chủng loại, nhóm, các loại đất và biến thể của chúng.

Tham khảo thí nghiệm đất

Bao nhiêu m2 đục độ chặt tại hiện trường