Hướng dẫn khoan rút lõi bê tông xuyên sàn, tường, đà như sau

Nội dung chính

Quy trình khoan rút lõi bê tông

Bước 1

Định vị máy khoan vào vị trí cần khoan – Ta tiến hành đo khoảng cách từ vị trí lỗ khoan rút lõi. Đến vị trí lỗ khoan lắc kê vào khoảng 20-50cm tùy vào từng loại máy. Sau đó ta dùng máy khoan cầm tay lắp mũi 12mm khoan vào tường. Đà (dầm) đến độ cứng tắc kê chịu được lực máy là được.
Đóng tắc kê vào lỗ vừa khoan.
Dùng cây đóng con đạn trong tắc kê bung ra.
Rút đầu máy tách ra khỏi bàn máy (nếu khoan sàn ta để nguyên), dùng khóa 19 siết bulong vào tắc kê sao cho vừa tay là được. Sau đó siết gần chặt con tán đè lên long đền và bàn máy là xong.
Lắp mũi khoan vào đầu máy, sau đó lắp đầu máy vào bàn máy vừa định vị ở trên.

Bước 2

Xoay máy và mũi khoan đến vị trí cần khoan, sau đó siết chặt con ốc lại để máy cố định. Và không sê dịch.
Lắp ống ti ô được kết nối từ thùng nước vào vòi nước của máy.
– Bật máy khoan rút lõi bê tông, quay máy từ từ cho bám nhẹ vào mặt bê tông. Sau đó chúng ta mở vòi nước của máy ra để tránh bị bụi và làm mát mũi khoan.
– Đến khi mũi khoan bám vào bê tông ta tiến hành quay máy để khoan sâu vào. Trong quá trình khoan ta không nên ép mũi khoan mà quay từ từ (vừa tay là được). Khoan vào được 2-3cm ta nên kéo máy ra vào vài lần để cho mạt bê tông và nước tuồn ra. Tránh để mũi bị khô nước dễ gây kẹt mũi. Cứ tiến hành khoan như vậy cho đến lúc kết thúc.

Những nguyên nhân và cách khắc phục khi bị kẹt mũi khoan

Nguyên nhân

– Bị kẹt do thiếu nước, lẹm sắt, con tán của bulong siết vào đế máy bị lỏng, quá trình quay (vận hành) máy bị nghiêng mũi,…

Cách khắc phục

A. Bị thiếu nước

– Do trong quá trình khoan ta không để ý đến nước, dẫn đến nước không chảy thoát ra ngoài mũi khoan. Nên dễ sinh ra kẹt mũi. Các bạn nên nhớ, mũi càng nhỏ. Và càng gần hết me thì càng cần phải để ý nhiều hơn.
<> Kết luận: muốn khắc phục thì không có cách nào hơn là chúng ta nên để ý đến nước trong quá trình khoan.

B. Bị lẹm sắt

– Khi ta khoan vào khoảng 2-7cm thì sẽ gặp lớp sắt đầu tiên. Nếu như mũi mà cắt ngang qua cây sắt thì thường không có vấn đề gì. Nhưng nó chỉ cắt một phần nhỏ của cây sắt. Nếu chưa có kinh nghiệm khoan nhiều thì đa số chúng ta sẽ bị kẹt mũi.
<> Kết luận: khi khoan qua lớp sắt mà nghe có tiếng sộp sộp (khác lạ.  Thì ta nên kéo đầu máy và mũi khoan ra, lấy cây đục dẹp đóng lõi bê tông đã khoan được ra. Và lấy lõi bê tông có chứa cây sắt lên kiểm tra xem có lẹm sắt hay không. Sau khi kiểm tra xong, mới tiến hành khoan tiếp.

C. Con bulong siết vào bàn máy bị lỏng

– Trong quá trình khoan, chúng ta hay con bulong bị lỏng.
<> Kết luận: kiểm tra thường xuyên con bulong bằng cách dùng khóa 17 siết chặt lại.

D. Quá trình quay máy bị nghiêng mũi

– Trường hợp này rất hay xảy ra thường xuyên. Bởi khi khoan chúng ta hay nôn nóng, muốn ép cho nó khoan thật nhanh. Nhưng vô tình để mũi khoan bị nghiêng mà không hay biết. Khi chúng ta buông tay ra và nó bị kẹt mũi.
<> Kết luận: cứ mỗi lần khoan vào được 2-3cm ta nên kéo ra kéo vào vài lần để mũi khoan trả lại vị trí cũ. Hoặc tốt nhất bạn nên thả tay quay ra để cho mũi khoan quay tự nhiên vài giây để nó lấy lại vị trí thẳng ban đầu.
Nếu bạn nào còn chưa hiểu, xin vui lòng liên hệ với tôi qua hotline: 0982 512 385  hoặc email: Thinghiemvlxd@gmail.com để được tư vấn thêm.

Dụng cụ để thi công bao gồm

  1. Máy khoan rút lõi bê tông chuyên dụng.
  2. Mũi khoan rút lõi bê tông.
  3. Máy khoan cầm tay: để khoan tắc kê giữ đế máy.
  4. Đồ nghề:

    • Mũi khoan cài 12mm cho máy cầm tay.
    • Tắc kê đạn M12
      Cây đóng tắc kê: giúp tắc kê nở ra và bám chặt vào tường.
    • Bulong và tán 10mm + 1 cái long đền: vặn vào tắc kê để giữ chặt đế máy khoan rút lõi bê tông.
    • Khóa (cà lê) 19: để tháo mở ốc định vị giữa tắc kê và máy khoan rút lõi bê tông.
    • Ống ti ô đường kính 8mm: cần khoảng 10-30 mét (chiều dài tùy thuộc vào khoảng cách mỗi công trình). Để kết nối từ thùng chứa nước đến máy khoan rút lõi bê tông, nhiệm vụ làm mát mũi khoan. Và chống kẹt mũi.
      Kiềm răng, khóa 36: để tháo mũi khoan, hay lúc bị kẹt mũi.