Dịch vụ thí nghiệm cửa nhựa lõi thép theo tiêu chuẩn thí nghiệm 7452: 2004. Để xác định Độ bền góc hàn thanh profile; Độ bền áp lực gió; độ kín nước; độ lọt khí và tính năng hoạt động của cửa. Quý khách có nhu cầu thí nghiệm liên hệ hotline 0988995332 để được tư vấn.

Thí nghiệm cửa nhựa lõi thép

Thí nghiệm cửa nhựa lõi thép

Nội dung chính

1. Cách tiến hành

1.1. Độ lọt khí của buồng thử

Áp dụng qui trình thử theo độ lọt khí đã biết của buồng thử.

1.2. Buồng thử có độ lọt khí biết trước

Độ lọt khí biết trước nhỏ hơn 5 % so với độ lọt khí lớn nhất cho phép. Thì độ lọt khí của buồng thử được coi là 0 và cho phép tiến hành thử.

Không cho phép buồng thử có độ lọt khí vượt quá 30 % của độ lọt khí tổng của mẫu thử. Và buồng thử.

1.3. Buồng thử có độ lọt khí không biết trước

Dùng băng dính quấn kín tất cả các liên kết của mẫu thử hoặc dùng tấm kín khí phủ toàn bộ mẫu thử. Đo độ lọt khí của buồng thử bằng áp suất thử dương theo qui định ở 7.3.1. Khi thấy có xu hướng phải thực hiện phép thử độ lọt khí bằng áp suất thử âm. Thì đo độ lọt khí của buồng thử bằng áp suất thử âm như qui định ở 7.3.1.

Tháo băng dính hoặc tấm phủ mẫu thử.

1.4. Độ lọt khí tổng của mẫu thử và buồng thử – Áp suất dương

Mở và đóng mẫu thử ít nhất một lần trước khi gia cường mẫu ở vị trí đóng.

1.5. Đo độ lọt khí

Tiến hành 3 lần xung áp suất, mỗi lần áp suất lớn hơn 10 % so với áp suất thử lớn nhất. Áp dụng trong phép thử hoặc 500 Pa, lấy giá trị lớn hơn. Thời gian để áp suất đạt giá trị lớn nhất không ít hơn 1 giây và áp suất này được duy trì ít nhất trong vòng 3 giây. Tiến hành các bước áp suất thử dương như qui định. Đo và ghi lại độ lọt khí tại từng bước. Thời gian tiến hành từng bước phải đủ để áp suất thử ổn định trước khi đo độ lọt khí.

1.6. Độ lọt khí tổng của mẫu thử và buồng thử – Áp suất âm

Chỉ thực hiện phép thử này khi có yêu cầu đặc biệt. Mở và đóng các phần mở của mẫu thử ít nhất một lần trước khi gia cố mẫu ở vị trí đóng. Đo độ lọt khí của mẫu thử và buồng thử bằng áp suất âm như qui định.

2. Lưu ý khi chuẩn bị mẫu thử

Mẫu thử được lắp cố định như khi lắp để dùng, không được vặn hoặc uốn để tránh ảnh hưởng đến kết quả thử. Mẫu thử đã lắp phải dễ vận hành, sạch và có bề mặt khô. Các ô thông gió, nếu có, phải được làm kín lại trừ khi cần xác định lưu lượng khí đi qua những ô này.

3. Kết quả thí nghiệm cửa nhựa lõi thép

Mẫu kết quả thí nghiệm CỬA ĐI BẰNG KHUNG NHỰA CỨNG U-PVC

TTChỉ tiêu thí nghiệmPhương pháp thửYêu cầu kỹ thuậtKết quả
1Độ bền góc hàn thanh profile

– Khoảng cách cánh tay đòn (mm)

– Mômen chống uốn  (mm3)

TCVN7452-4: 2004TCVN7451: 2004
2Độ bền áp lực gió ứng với áp lực gió thiết kế theo TCVN 2737-1995.TCVN 7452-3 : 2004Cửa không bị hư hỏng ở khung, đố, phụ kiện kim khí sau khi ngừng gây áp lực.Cửa không hư hỏng ở khung, đố, phụ kiện
3Độ kín nước

Góc phu 120O;

 Áp suất 2 bar 

Dòng chảy 2 lít / phút

TCVN7452-2: 2004Không có nước xâm nhập vào mặt trong của cửaKhông xuất hiện vệt thấm nước
4Độ lọt khíTCVN 7452-1:2004
5Độ giảm âm trong không khí   dBISO 140-3: 1995
6Tĩnh năng hoạt động của cửa

– Lực chuyển động ban đầu (kiểu  bản lề)  (N)

– Khả năng đóng mở 1000 lần

TCVN7452-5: 2004Không biến dạng KT, sai lệch cánhĐạt

* Đánh giá: Các chỉ tiêu thử nghiệm của mẫu thử phù hợp TCVN7451: 2004

Tham khảo bài viết liên quan: 

Thí nghiệm khung cửa