Quy trình Chứng nhận chất lượng sản phẩm là việc đánh giá sản phẩm. Có phù hợp với tiêu chuẩn ( chứng nhận hợp chuẩn); quy chuẩn ( chứng nhận hợp quy). Được thực hiện theo sự thỏa thuận của doanh nghiệp có nhu cầu chứng nhận. Với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba).

Chứng nhận chất lượng sản phẩm

Nội dung chính

Phân loại chứng nhận chất lượng sản phẩm

Có hai hình thức:

  • Hình thức tự nguyện: Là chứng nhận hợp chuẩn. Chính là hoạt động đánh giá hàng hóa, sản phẩm có phù hợp với tiêu chuẩn khách hàng yêu cầu hay không. Được đanh giá khách quan của tổ chức bên thứ 3.
  • Hình thức bắt buộc: Là chứng nhận hợp quy. Là hoạt động đánh giá sản phẩm, hàng hóa lưu thông trên thị trường phải đạt được quy chuẩn QC16:2023 của nhà nước. Quy định rõ các sản phẩm, các chỉ tiêu thí nghiệm

Quy trình chứng nhận chất lượng sản phẩm

Gồm 02 bước sau đây:

B1: Đánh giá sự phù hợp:

+ Việc đánh giá được thực hiện theo bên thứ nhất (các tổ chức tự đánh giá).  Hoặc theo bên thứ 3 (thông qua tổ chức chứng nhận).

+ Có 8 phương thức đánh giá sự phù hợp:

  • PT1: Thử nghiệm mẫu điển hình (việc kết luận về sự phù hợp chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm đã được lấy mẫu. Mẫu điển hình là mẫu đại diện cho 1 kiểu, loại cụ thể của sản phẩm được sản xuất theo cùng 1 dạng thiết kế. Trong cùng 1 điều kiện và sử dụng cùng loại nguyên vật liệu)
  • PT2: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua.  Thử nghiệm mẫu lấy trên thị trường.
  • PT3: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất. Giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất. Kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
  • PT4: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất. Giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất.  Và trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
  • PT5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất. Giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất.  Hặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.
  • PT6: Đánh giá và giám sát hệ thống quản lý.
  • PT7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
  • PT8:Thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm, hàng hóa.

* Lưu ý: Trong trường hợp đánh giá đối với hàng hóa thông thường, sử dụng phương thức 5; hàng hóa xuất nhập khẩu, sử dụng phương thức 7; VietGAP sử dụng phương thức 6 

B2: Lập hồ sơ công bố nộp lên Cơ quan quản lý Nhà nước để tiến hành Công bố sự phù hợp (Hợp chuẩn / Hợp quy)

+ Trường hợp  công bố theo bên thứ nhất:

1. Bản công bố.

  1. Bản sao giấy phép kinh doanh.
  2. Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn về hệ thống quản lý. Hoặc giấy tờ chứng minh có giá trị tương đương. (Quy trình sản xuất kèm kế hoạch kiểm soát chất lượng và kế hoạch giám sát hệ thống quản lý),
  3. Bản sao phiếu kết quả thử nghiệm mẫu trong vòng 12 tháng và báo cáo đánh giá.
  4. Bản sao bảng tiêu chuẩn áp dụng (chỉ yêu cầu đối với công bố hợp chuẩn).

+ Trường hợp công bố theo bên thứ ba:

  1. Bản công bố.
  2. Bản sao giấy phép kinh doanh.
  3. Bản sao giấy chứng nhận do tổ chức chứng nhận cấp.
  4. Bản sao bảng tiêu chuẩn áp dụng (chỉ yêu cầu đối với công bố hợp chuẩn).

Lưu ý:

Hồ sơ Công bố Hợp chuẩn hoặc Hồ sơ Công bố Hợp quy các sản phẩm thuộc quản lý.  Của Bộ Khoa học Công nghệ nộp về Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.  Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh;

Hồ sơ Công bố Hợp quy các sản phẩm khác (Phân bón, thuốc BVTV, TACN, TATS, VLXD…). Nộp về Sở chuyên ngành tướng ứng phân loại sản phẩm (Sở Nông nghiệp, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Y tế… . * Lưu ý trong thực tế các Sở có thể phân công cho Chi cục trực thuộc tiếp nhận hồ sơ công bố. Như Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm)

Lợi ích của doanh nghiệp

Đối tượng: Bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động việc sản xuất, kinh doanh trong nước và nhập khẩu. Việc tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm có những lợi ích sau:

  • Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp theo đúng quy trình đề ra
  • Chuyên môn hóa từng bộ phận.  Giúp lãnh đạo có nhiều thời gian lập kế hoạch vĩ mô.
  • Tăng lợi nhuận, sự canh tranh nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí.
  • Quản lý có hiệu quả các rủi ro và giảm nguy cơ gây ra khủng hoảng cho doanh nghiệp.
  • Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định liên quan đến sản phẩm
  • Tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu
  • Khẳng định uy tín trên thị trường, thuận lợi trong việc hội nhập thị trường quốc tế và khu vực.

Quý khách có nhu cầu xin giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 0982 512 385. Lý do chúng tôi phục vụ khách hàng theo phương châm ” uy tín quý hơn vàng” ” Giữ khách hơn chốt khách”. Chúng tôi không những phục vụ quý khách trong quá trình chứng nhận. Mà còn hỗ trợ quý khách sau quá trình chứng nhận. Và có chương trình ưu đãi đối với khách hàng sử dụng dịch vụ khác của công ty.