Thí nghiệm CBR hiện trường theo Tiêu chuẩn việt nam TCVN 8821:2011. Phương pháp xác định chỉ số CBR của nền đất. Và các lớp móng đường bằng vật liệu rời tại hiện trường. Giá trị CBR xác định theo tiêu chuẩn này là cơ sở để đánh giá chất lượng lớp nền đất. Các lớp móng bằng vật liệu rời. Và được sử dụng để tính toán kết cấu mặt đường ô tô, đường sân bay trong phương pháp thiết kế có sử dụng chỉ số CBR.

Thí nghiệm CBR

Thí nghiệm CBR

Nội dung chính

1. Khái niệm CBR

Là tỷ số (tính bằng phần trăm) giữa áp lực nén do đầu xuyên gây ra trên lớp vật liệu thử nghiệm. Và áp lực nén gây ra trên lớp vật liệu tiêu chuẩn ứng với cùng một chiều sâu xuyên quy định.

Giá trị CBR được xác định theo Quy trình này là cơ sở đánh giá chất lượng vật liệu sử dụng làm nền, móng đường. Ngoài ra còn được sử dụng để đánh giá cường độ của kết cấu đường ôtô. Và đường sân bay trong một số phương pháp thiết kế có sử dụng thông số cường độ theo CBR.

Việc thí nghiệm xác định CBR của vật liệu được tiến hành trên tổ mẫu (3 mẫu) đã được đầm nén ở độ ẩm tốt nhất. Tương ứng với phương pháp đầm nén quy định. Chỉ số CBR của vật liệu thí nghiệm được xác định tương ứng với độ chặt đầm nén K quy định.

2. Thiết bị dụng cụ để thí nghiệm CBR hiện trường

2.1.  Kích gia tải:

tạo lực nén cho đầu xuyên, có khả năng tạo lực nén phù hợp, không nhỏ hơn 45 kN. Hành trình của kích không nhỏ hơn 50 mm. Kích phải có khớp nối chuyên dụng nối với giá đỡ kích để đầu xuyên dễ dàng di chuyển theo chiều thẳng đứng khi thí nghiệm.

2.2. Dụng cụ đo lực: để đo lực nén của đầu xuyên. Thường sử dụng loại vòng đo lực.

2.3 Đầu xuyên: 01 đầu xuyên bằng thép hình trụ tròn có đường kính 50,8 mm±0,1 mm. Mặt đáy phẳng (diện tích mặt cắt ngang danh định là 2000 mm2). Chiều dài đầu xuyên không nhỏ hơn 102 mm.

2.4 Đầu nối: 01 đầu nối bằng thép có chốt ren để liên kết cần nối với vòng đo lực. Đầu nối có thể điều chỉnh được khoảng cách.

2.5 Cần nối: gồm các ống kim loại có ren trong để lắp nối với nhau và lắp nối với đầu xuyên.

2.6 Đồng hồ đo độ xuyên của đầu xuyên, giá trị một vạch đo là 0,025 mm (hoặc 0,001 in), hành trình đo đến 25 mm (hoặc 1,0 in).

2.7 Giá đỡ đồng hồ đo độ xuyên: gồm một thanh kim loại (gọi tắt là thanh ngang) có độ cứng thích hợp để không bị biến dạng khi đo. Có chiều dài không nhỏ hơn 1,5 m để gắn đồng hồ đo xuyên; 2 trụ đỡ bằng thép để đỡ thanh kim loại.

2.8 Tấm gia tải:

2.8.1 Tấm gia tải hình vành khăn: 01 tấm tròn kim loại, khối lượng 4,54 kg ± 0,01 kg, đường kính ngoài 254 mm 0,5 mm, đường kính lỗ từ 52 mm đến 54 mm.

2.8.2 Tấm gia tải hình vành khuyên: tấm tròn kim loại có xẻ rãnh

– 02 tấm có khối lượng 4,54 k ± 0,01kg, đường kính 216 mm ± 1 mm.

– 02 tấm có khối lượng 9,08 k ± 0,01kg , đường kính 216 mm ± 1 mm.

2.9.  Đồng hồ đo thời gian: loại đồng hồ cơ hoặc đồng hồ điện tử, có số đọc chính xác tới 1 giây để kiểm soát tốc độ xuyên của đầu xuyên.

2.10 Các thiết bị khác

– Thanh thép thẳng mép vát dài 500 mm, rộng 25 mm, dày 3 mm để gạt tạo phẳng bề mặt lớp thí nghiệm.

– Thước ni vô để kiểm tra độ thẳng đứng của đầu xuyên.

– Hộp đựng mẫu kích thước thích hợp để lấy mẫu độ ẩm.

– Cát khô, sạch (lọt qua sàng mắt vuông 0,6 mm và nằm trên sàng 0,3 mm) để tạo phẳng mặt thí nghiệm.

3. Quy trình thí nghiệm CBR hiện trường

Bước 1:

Chuẩn bị mặt bằng thử nghiệm: dọn sạch các vật liệu rời trên bề mặt một khoảng trống bằng phẳng có đường kính khoảng 60 cm, tránh làm xáo động vật liệu bị phía dưới. Bề mặt chuẩn bị càng nằm ngang càng tốt. Đánh dấu vị trí tâm khoảng trống là nơi đầu xuyên sẽ xuyên.

Bước 2:

Lắp đặt hệ thống chất tải và thiết bị thử nghiệm theo trình tự sau:

Bước 3:

Đặt khối chất tải đã vào vị trí phù hợp sao cho khi lắp thiết bị thử nghiệm thì đầu xuyên thẳng đứng ngay trên tâm của khoảng trống cần thử nghiệm. Cách mặt thí nghiệm khoảng 25 mm . Lắp giá đỡ kích gia tải vào khối chất tải.

Trường hợp sử dụng xe gia tải, đưa xe tải vào vị trí thí nghiệm. Lắp kích gia tải vào phía dưới dầm thép của xe tải. Lắp hai kích nâng vào phía sau của hai bên thành xe. Vận hành kích để nâng thùng xe lên sao cho tải trọng không tác dụng lên các nhíp xe. Và thùng xe phía sau nằm theo phương ngang (Hình 3).

Bước 4:

– Lắp kích gia tải vào giá đỡ kích.

–  Lắp đầu nối và vòng đo lực vào kích gia tải.

– Lắp các đoạn cần nối.

– Lắp đầu xuyên vào cần nối dưới cùng.

Bước 5:

Vặn chặt các cần nối và các liên kết. Kiểm tra điều chỉnh hệ ống xuyên bằng thước ni vô để đảm bảo thẳng đứng.

Đặt tấm gia tải hình vành khăn 4,5 kg trên bề mặt thí nghiệm, sao cho lỗ của tấm gia tải nằm tại vị trí đã đánh dấu.

Quay kích gia tải để đầu xuyên đi xuống xuyên qua lỗ của tấm gia tải đến khi tiếp xúc với mặt lớp vật liệu. Nâng tấm gia tải hình vành khăn lên, trải đều một lớp cát dầy từ 3mm đến 6mm. Lên trên bề mặt thử nghiệm sau đó lại đặt tấm gia tải xuống.

Bước 6:

Quay kích gia tải để tạo ra áp lực nén khoảng 2 0 kPa.

Đặt tiếp 01 tấm gia tải hình vành khuyên 9 kg lên trên tấm gia tả i hình vành khăn 4,5 kg. Để đạt được trọng lượng gia tải tối thiểu khi thử nghiệm CBR hiện trường là 13,5 kg.

3. Mẫu kết quả thí nghiệm CBR hiện trường

Kết quả thí nghiệm CBR

Để thí nghiệm CBR hiện trường vui lòng liên hệ với trung tâm thí nghiệm  theo số Hotline 0982 512 385 hoặc Email thinghiemvlxd@gmail.com để được tư vấn hướng dẫn tư vấn cụ thể về dịch vụ.